Hướng dẫn cách chọn máy làm mát công nghiệp cho nhà xưởng
Hệ thống thông gió làm mát áp suất dương với dàn máy làm mát công nghiệp là thiết bị chính giúp cho quá trình trao đổi không khí, hạ nhiệt trong nhà xưởng hiệu quả nhanh chóng. Vậy, chọn máy làm mát công nghiệp cho nhà xưởng như thế nào là tốt nhất?
Thông tin về các tiêu chí lựa chọn máy làm mát công nghiệp cho nhà xưởng trong bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc và giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn hơn.
1. Cách chọn máy làm mát công nghiệp cho nhà xưởng phù hợp nhất
1.1. Lưu ý về diện tích nhà xưởng cần lắp đặt máy làm mát công nghiệp
Không gian nhà xưởng có ảnh hưởng không nhỏ đến việc chọn lựa máy làm mát công nghiệp. Bởi mỗi không gian, diện tích sẽ tương ứng phù hợp với loại máy mang công suất khác nhau.
Máy làm mát công nghiệp thường có lưu lượng máy từ 18.000 m3/h tới 50.000 m3/h. Ngoài ra, các loại đặc biệt có lưu lượng 60.000 m3/h; 65.000 m3/h và 70.000 m3/h nhằm phục vụ cho những khu công nghiệp mang quy mô lớn và cần làm mát diện rộng.
1.2. Chi phí đầu tư
Sự đa dạng trong lưu lượng máy và hãng sản phẩm đồng nghĩa với giá thành máy làm mát thay đổi tương ứng. Chính vì thế, chủ đầu tư cần đưa ra và ước tính cho bài toán kinh tế khi thực hiện lắp đặt máy làm mát công nghiệp cho nhà xưởng từ đó đưa ra lựa chọn loại máy và nhãn hiệu phù hợp đồng thời đảm bảo hiệu quả làm mát cho không gian.
1.3. Nhu cầu làm mát theo từng không gian
Một ưu thế lớn của máy làm mát công nghiệp chính là có thể làm mát theo nhiều dạng khác nhau, tùy vào mục đích sử dụng, người dùng có thể lắp đặt máy sao cho phù hợp nhất.
2 kiểu làm mát phổ biến nhất các nhà xưởng thường dùng đó là:
- Làm mát cục bộ:
Không khí làm mát được dẫn trực tiếp đến vị trí cần làm mát thông qua hệ thống đường ống dẫn gió ( bằng chất liệu tôn mạ kẽm hoặc ống nhựa PP) được thoát ra bằng nhiều cửa gió.
Những nhà xưởng lớn có nhiều máy móc nhưng lượng công nhân ít, thì nên sử dụng phương án làm mát cục bộ.
- Với phương pháp này, chỉ cần lắp đặt ống dẫn gió tới vị trí công nhân. Ngoài ra, vị trí các máy móc không cần sử dụng đến hệ thống ống này. Kiểu lắp đặt hệ thống làm mát cục bộ giúp tiết kiệm chi phí, đồng thời vẫn đảm bảo sự thoải mái, mang lại không khí mát mẻ cho người lao động.
- Các nhà xưởng nên lắp đặt: xưởng sản xuất nhựa, xưởng cơ khí, xưởng gỗ...
Làm mát toàn không gian:
Không khí mát được thổi trực tiếp vào và lan tỏa đều trong không gian chung để làm giảm nhiệt độ khu vực đó thông qua đường ống dẫn gió và thoáng bằng cửa gió nhiều hướng.
Máy làm mát nhận nhiệm vụ hút gió và xử lý nhiệt thông qua dàn làm mát Cooling pad giúp làm giảm nhiệt độ luồng gió đưa vào một cách đáng kể.
Đối với kiểu làm mát này, làn gió phân bố đồng đều khắp mọi không gian nhà xưởng, nhiệt độ tại cửa gió khoảng là 28+3 độ C, không khí mát mẻ, hầu như không phụ thuộc vào nhiệt độ bên ngoài. Máy làm mát hơi nước công nghiệp phun sương li ti nên không gây ẩm ướt đến hệ thống máy móc sản xuất.
Làm mát toàn bộ không gian phù hợp với các loại nhà xưởng nhiều máy móc, nhiều công nhân: Xưởng may, xưởng đóng gói bánh kẹo, xưởng giày da, xưởng dệt, xưởng đóng gói thực phẩm...
1.4. Chọn hướng thổi của máy phù hợp
Hiện nay trên thị trường có các loại máy làm mát công nghiệp sau:
- Loại máy thổi lên: Được thiết kế có miệng gió phía trên của máy tạo hướng gió thổi lên, vị trí cần để máy thường thấp dưới mặt đất đạt hiệu quả làm mát và dễ bảo trì bảo dưỡng.
- Loại máy thổi xuống: Được thiết kế có miệng gió phía dưới máy với hướng gió thổi xuống, thường được đặt trên mái nhà xưởng nhằm tiết kiệm diện tích
- Loại máy thổi ngang: Được thiết kế có miệng gió bên hông máy, thiết bị thường được gắn bên hông tường để cửa gió thổi trực tiếp vào nhà xưởng
Tùy vào thiết kế và mục đích sử dụng của chủ đầu tư, có thể lựa chọn loại máy có hướng thổi phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
2. Tìm hiểu thêm về Máy làm mát công nghiệp
Máy làm mát công nghiệp là sản phẩm thông minh giúp trao đổi giữa năng lượng của nước và không khí theo kiến thức vật lý áp dụng thực tế, thiết bị giúp làm mát nhiệt độ ở mức ổn định, lạnh sâu, duy trì nhiệt độ trong khu vực sản xuất 28 - 30°C mà gần như không phụ thuộc vào nhiệt độ ngoài trời
Tìm hiểu về thiết bị này, có thể thấy tấm làm mát Cooling Pad đóng vai trò quan trong quá trình vận hành đồng thời cải thiện luồng không khí bên ngoài, giúp hạ nhiệt đáng kể cho môi trường làm việc. Những tấm màng giấy mỏng (Cooling Pad) không bị tan rã và không biến dạng trong nước được kết dính với nhau theo đường cong gợn sóng nhằm mục đích tăng bề mặt tiếp xúc của nước và tạo khe hở để không khí đi qua, sẽ xảy ra quá trình trao đổi, bay hơi nước đem lại hiệu quả làm mát tối ưu.
>>> Xem thêm chi tiết sản phẩm: Quạt hơi nước
3. Nguyên lý hoạt động của máy làm mát công nghiệp
Nguyên lý hoạt động của máy làm mát công nghiệp nhà xưởng dựa vào hiện tượng bay hơi nước tự nhiên để làm mát.
- Bên trong máy sẽ có một kênh phân phối nước tuần hoàn được bơm lên các tấm làm mát. Tại đây diễn ra quá trình bay hơi nước để hạ nhiệt độ không khí.
- Các tấm làm mát có cấu tạo giống tổ ong, làm từ gỗ tự nhiên được sắp xếp một cách khoa học để giúp quá trình bay hơi nhanh hơn, nhiệt độ nước tại tấm làm mát được giảm rõ rệt và đáng kể.
- Tiếp theo, không khí bên ngoài có nhiệt độ cao (hay còn gọi khí nóng) và độ ẩm thấp được quạt hút qua tấm làm mát. Lúc này không khí được giảm nhiệt độ qua quá trình truyền nhiệt khi tiếp xúc với nước lạnh, sẽ giảm nhiệt độ xuống từ 25-28 độ C. Và được đưa vào bên trong nhà xưởng nhờ kênh phân phối gió.
- Với nguyên lý hoạt động tạo ra áp suất dương, khi máy làm mát vận hành, một phần nước bay hơi hòa lẫn với không khí để hạ nhiệt. Còn một phần quay lại theo vòng tuần hoàn mới để có một lượng nước cung cấp bổ sung bù lại phần nước đã mất do bay hơi.
Máy làm mát công nghiệp giúp giảm nhiệt độ nhà xưởng
Trên đây là một vài hướng dẫn chọn máy làm mát công nghiệp cho nhà xưởng, hi vọng sẽ giúp khách hàng nắm rõ hơn và có những phương án phù hợp.
Để được tư vấn và hỗ trợ về các sản phẩm và dịch vụ thi công lắp đặt hệ thống thông gió làm mát công nghiệp, vui lòng liên hệ Hotline: 0395399909